Chương 4 - Khối nguồn của Điện thoại

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO BÁCH KHOA

Địa chỉ duy nhất: 78 Phố Vọng Hà Nội

http://hocnghetructuyen.vn

http://daynghebachkhoa.vn

http://vbk.vn

Hotline: 0936.327.789  -  04.6278.0670

______________________________________________________________

 

 Chương 4 - Khối nguồn .

(Lưu ý - Giáo trình này đã đăng ký bản quyền, vì vậy các hình thức sao
 chép, nhân bản hoặc in thành sách là vi phạm bản quyền tác giả)

     hocnghetructuyen.vn

Bài 1 - Nguyên lý hoạt động của khối nguồn

 1 - Chức năng của khối nguồn.

IC nguồn điện thoạiCPU -Vi xử lýIC nhớ IC công suất phátIC RF xử lý tín hiệu cao tần

Khối nguồn của điện thoại sử dụng một IC quản lý nguồn chung

     Khối nguồn có 3 chức năng chính là:

  • Chia nguồn V.BAT (nguồn pin) ra thành nhiều mức điện áp khác nhau.
  • Ổn định các điện áp ra cấp cho các phụ tải
  • Điều khiển cấp nguồn cho các phụ tải khi hoạt động, tạm cắt khi chúng không hoạt động nhằm tiết kiệm pin

    Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mạch điều khiển và ổn áp các mức nguồn khởi độngMạch điều khiển và ổn áp các mức nguồn thứ cấpCPU - IC vi xử lý - điều khiển quá trình tắt mở nguồn và điều khiẻn bật tắt các điện áp thứ cấpIC nhớ cung cấp phần mềm cho CPU xử lýBộ dao động OSC tạo xung Clock cung cấp cho CPU hoạt độngIC khuếch đại công suất phát, tiêu thụ trực tiếp nguồn V.BATIC Led_Drive điều khiển chiếu sáng màn hình, bàn phím, sử dụng trực tiếp nguồn V.BATIC khuếch đại công suất âm thanh, sử dụng trực tiếp nguồn V.BATCông tắc tắt mở nguồnChân PinCác điện áp khởi động xuất hiện khi ta bấm công tắc, cung cấp cho các IC của khối điều khiểnCác điện áp thứ cấp xuất hiện khi có lệnh điều khiển từ CPU, cung cấp cho khối thu phát và các mạch chức năng khácCác đường lệnh từ CPU điều khiển IC nguồn cho ra các điện áp thứ cấpLệnh duy trì nguồn để thay thế cho lệnh bấm từ công tắc, duy trì các điện áp khởi động

 

 2 - Các mức điện áp

      Khối nguồn được chia thành 3 mức điện áp chính đó là:

  • Nguồn V.BAT - Là nguồn Pin (3,7V), nguồn V.BAT xuất hiện khi ta lắp Pin, nguồn V.BAT cấp trực tiếp vào 4 IC là  IC nguồn, IC khuếch đại công suất P.A, IC Led_Drive và IC Audio Amply
    - Các hiện tượng hư hỏng như : chập V.BAT, dò V.BAT thường do hư hỏng các linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT đó là UEM (IC nguồn), P.A (IC khuếch đại công suất) Led_Drive (IC điều khiển chiếu sáng màn hình, bàn phím), Audio amply (IC khuếch đại công suất âm thanh)



     
  • Nguồn khởi động (VKĐ)
    - Là nguồn xuất hiện khi ta bấm công tắc tắt mở nguồn.
    - Là nguồn chính cấp cho các thành phần của khối điều khiển như CPU, IC nhớ, bộ dao động OSC
    - Có 3 điện áp khởi động là
         VKĐ1 (áp khởi động 1)  là nguồn cấp cho bộ dao động OSC để tạo xung Clock
         VKĐ2 (áp khởi động 2) là nguồn chính cấp cho CPU
         VKĐ3 (áp khởi động 3) là nguồn cấp cho Memory và là nguồn phụ cấp cho CPU


     
  • Nguồn thứ cấp (V1, V2, V3...)
    - Là các điện áp xuất hiện khi có lệnh điều khiển của CPU
    - Là các điện áp cung cấp cho khối thu phát và các mạch chức năng khác.
    - Điện áp thứ cấp được điều khiển tắt mở cho phù hợp với sư hoạt động của các bộ phận, nhằm tiết kiệm pin

 

 3 -  Nguyên lý hoạt động của khối nguồn

       Nguyên lý hoạt động của khối nguồn điện thoại di động.

       Hoạt động mở nguồn của điện thoại di động trải qua 7 bước :

  1. Bước 1 - Lắp Pin vào máy, máy có nguồn V.BAT cấp trực tiếp cho 4 IC là UEM, P.A, Led_Drive và Audio amply
  2. Bước 2 và 3  - Bấm và giữ công tắc mở nguồn, IC nguồn cho ra 3 điện áp khởi động là VKĐ1, VKĐ2 và VKĐ3
  3. Bước 4 - Bộ dao động OSC tạo xung Clock cấp cho CPU
  4. Bước 5 - IC nguồn Reset để khởi động CPU, CPU hoạt động và truy cập bộ nhớ Memory để nạp phần mềm
  5. Bước 6 - CPU thực thi phần mềm và cho ra lệnh điều khiển, lệnh đầu tiên là Lệnh duy trì nguồn quay về IC nguồn để duy trì các điện áp khởi động.
  6. Bước 7 - CPU điều khiển cho ra các điện áp thứ cấp cung cấp cho khối thu phát và các mạch chức năng khác

 

  4 - Trả lời một số câu hỏi

  1. Câu hỏi 1 - Khối nguồn thường có mấy con IC, tên thường gọi của IC nguồn là gì ?

    Trả lời :
    - Khối nguồn thông thường có 1- IC, trừ dòng máy Nokia BB5 thì khối nguồn có 2 - IC còn lại các dòng máy khác của Nokia, của Samsung, Sony và Motorola đều có 1 con IC nguồn.
    - Tên thường gọi của IC nguồn là UEM hoặc Power IC .
     
  2. Chức năng chính của IC nguồn là gì, nếu không có IC nguồn mà thay bằng những linh kiện khác thì máy có chạy được không ?

    Trả lời :
    - Chức năng chính của IC nguồn là quản lý nguồn cung cấp cho các bộ phận của máy, điều khiển tắt mở nguồn thứ cấp một cách hợp lý nhằm kéo dài thời gian sử dụng pin.
    - Ta có thể thay IC nguồn bằng các mạch ổn áp cố định nhưng máy sẽ rất nhanh hết pin do các bộ phận liên tục được cấp điện kể cả khi chúng không hoạt động.
     
  3. Khi lắp Pin là máy có nguồn V.BAT nhưng nếu chưa bấm công tắc thì máy có "tiêu thụ" dòng không ?

    Trả lời :
    - Khi lắp Pin là máy đã có diện áp V.BAT cấp cho 4 con IC đó là IC nguồn, IC công suất phát, IC điều khiển Rung, Chuông, Led và IC khuếch đại âm thanh - tuy nhiên cả 4 IC này đều chưa "tiêu thụ" dòng khi chưa được phép (chưa có lệnh điều khiển)  vì vậy mà máy chưa ăn dòng.
    - Nếu điện thoại của bạn lắp pin nhưng chưa bật công tắc mà cũng tự hết điện (chưa bật công tắc đã tiêu thụ dòng) thì điện thoại của bạn bị dò V.BAT, hiện tượng này thường do hỏng IC công suất phát hoặc IC nguồn.
     
  4. Điện áp khởi động là gì, chúng xuất hiện khi nào, cấp cho những bộ phận nào ? tên gọi có có thống nhất giữa các máy.

    Trả lời :
    - Điện áp khởi động là điện áp xuất hiện khi ta bấm và giữ công tắc mở nguồn, điện áp khởi động chủ yếu là cung cấp cho các bộ phận của khối điều khiển như CPU, Memory và bộ dao động OSC.
    - Điện áp khởi động giữa các dòng máy thì chúng khác nhau về tên gọi nhưng về bản chất thì chúng như nhau.
    Ví dụ : Điện áp khởi động của các máy Nokia dòng DCT3 là VCXO, VCOREVBB nhưng trên các máy Nokia dòng DCT4 lại là VR3, VCOREVIO, tuy nhiên các điện áp này đều cấp cho OSC, CPU và Memory
     
  5. Ngoài các linh kiện như OSC, CPU và Memory ra thì điện áp khởi động còn cung cấp cho bộ phận nào khác không ?

    Trả lời :
    - Việc sử dụng áp khởi động cung cấp cho các bộ phận khác (ngoài khối điều khiển) còn tuỳ thuộc vào hãng sản xuất và dòng máy.
    Ví dụ máy SONY T610 thì sử dụng các điện áp khởi động để cung cấp cho hều hết các mạch khác trên máy như IC xử lý cao tần RF, IC Camera..., các máy không sử dụng áp khởi động cho các mục đích khác (chỉ cấp cho khối điều khiển) thì tiết kiệm pin tốt hơn. Các máy Nokia thường chỉ sử dụng điện áp khởi động cho khối điều khiển và màn hình
     
  6. Điện áp thứ cấp là gì và cấp cho những bộ phận gì ?

    Trả lời :
    - Các điện áp chỉ có thể xuất hiện sau khi CPU đã chạy và cho ra lệnh điều khiển được gọi là điện áp thứ cấp
    - Điện áp thứ cấp về mặt thời gian chúng xuất hiện sau cùng
    - Điện áp thứ cấp thường cung cấp cho các bộ phận như IC RF, IC Audio, IC xử lý Camera, FM Radio ...
     
  7. Điều kiện cần thiết để một chiếc điện thoại có thể mở lên được nguồn là gì ?

    Trả lời :
    - Điều kiện sau cùng để điện thoại lên được nguồn đó là   => " Có lệnh duy trì nguồn"
    - Để có lệnh duy trì nguồn cần có 2 yếu tố
                    - CPU có hoạt động
                    - CPU nạp được phần mềm trong Memory


    Các ô mầu xanh là điều kiện để điện thoại mở được nguồn, nếu thiếu một
        điều kiện thì máy sẽ không lên nguồn

 

 

 

     hocnghetructuyen.vn

Bài 2 - Phân tích khối nguồn máy Nokia 8210

 I -  Phân tích khối nguồn NOKIA 8210 (dòng DCT3)

  NOKIA 8210 là máy dòng DCT3, các máy cùng dòng DCT3 đều có nguyên lý hoạt động tương tự máy 8210, tên các điện áp của khối nguồn cũng tương tự và thậm chí một số model còn sử dụng chung một loại IC nguồn

Nguồn V.BAT cung cấp trực tiếp cho các IC - UEM, P.A và Rung-chuông-led P.A - IC khuếch đại công suất phát sóng, IC này sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT IC Rung-Chuông-Led điều khiển mô tơ rung, điều khiển chuông và điều khiển chiếu sáng màn hình, bàn phím - IC này sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT UEM- I nguồn, điều khiển nguồn khởi động cấp cho khói điều khiển và nguồn thứ cấp cấp cho khối thu phát IC nguồn sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT Các điện áp thứ cấp cấp cho khối thu phát và bộ dao động VCO Các điện áp khởi động cấp cho khối điều khiển CPU - IC vi xử lý - điều khiển các chức năng của máy hoạt động trong đó có chức năng điều khiển nguồn IC nhớ cung cấp phần mềm cho CPU xử lý trong quá trình máy hoạt động IC RF và IC Audio của khối thu phát

                                              Sơ đồ mạch cấp nguồn máy NOKIA 8210

   Khối nguồn có 3 mức điện áp chính đó là :
     - Nguồn V.BAT
     - Nguồn khởi động
     - Nguồn thứ cấp

  1. Nguồn V.BAT (nguồn Pin)
    - Là nguồn Pin 3,7V  - khi ta lắp Pin, máy có nguồn V.BAT cung cấp trực tiếp cho 3 IC là IC nguồn, IC công suất phát và IC Rung-Chuông-Led

    UEM

                 Nguồn V.BAT (nguồn Pin 3,7V) chỉ cấp trực tiếp cho 3 IC là UEM, P.A, Rung-Chuông-Led

    - Các hiện tượng máy bị chập hay bị dò V.BAT thì nguyên nhân thường do hỏng một trong 3 linh kiện trên
     
  2. Nguồn khởi động (xuất hiện khi bật công tắc)

    UEM

                    Nguồn khởi động là nguồn xuất hiện khi ta bấm công tắc mở nguồn, cấp cho khối điều khiển

    Có 3 điện áp khởi động xuất hiện khi ta bấm công tắc mở nguồn :
         - VCXO (áp khởi động số 1) là nguồn cấp cho bộ dao động OSC, bộ dao động OSC tạo ra 26MHz rồi đưa
             qua IC RF chia tần lấy ra xung Clock_13MHz cấp cho CPU.
         - VCORE (áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU
         - VBB (áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn phụ cấp cho CPU
     
  3. Nguồn thứ cấp
    Memory

      Nguồn thứ cấp là nguồn xuất hiện khi có lệnh điều khiển từ CPU, nguồn thứ cấp
        chủ yếu cấp cho khối thu phát


    Có 6 điện áp thứ cấp như sau :
         - VRX  cấp cho mạch thu trong IC xử lý tín hiệu cao tần RF
         - VTX  cấp cho mạch phát trong IC xử lý tín hiệu cao tần RF
         - VSYN cấp cho mạch đồng bộ trong IC RF
         - VREF áp chuẩn cấp cho IC RF
         - VCP điện áp cấp cho bộ dao động VCO và IC Audio
         - VCOBA cấp cho IC xử lý âm tần Audio
     

   Nguyên lý hoạt động mở nguồn Nokia (dòng DCT3)

UEM

   Hoạt động mở nguồn được tiến hành qua các bước sau:

  • Bước 1 - Lắp Pin vào máy - Máy có nguồn V.BAT cấp cho các IC:  UEM, P.A và IC Rung-chuông-led
  • Bước 2 - Bấm công tắc - UEM cho ra các điện áp khởi động .
    VKĐ1 (VCXO)  cấp cho bộ dao động OSC để tạo xung Clock
    VKĐ2 (VCORE)  cấp cho CPU
    VKĐ3 (VIO) cấp cho CPU và Memory
  • Bước 3 - Khi có nguồn cấp bộ dao động OSC hoạt động và tạo ra 26MHz đưa qua IC RF chia tấn lấy ra xung Clock_13MHz cấp cho CPU
  • Bước 4 - IC nguồn đưa ra tín hiệu Reset để khởi động CPU
  • Bước 5 - CPU hoạt động và truy cập vào các IC nhớ để nạp phần mềm điều khiển
  • Bước 6 - CPU thực thi phần mềm và cho ra các lệnh điều khiển, lệnh đầu tiên là Lệnh duy trì nguồn được đưa trở lại IC nguồn để duy trì các điện áp khởi động, sau đó là các lệnh yêu cầu UEM mở ra các điện áp thứ cấp, cấp cho khối thu phát

 

  II - Các bệnh thường gặp của khối nguồn Nokia (dòng DCT3)

  1. Bệnh chập nguồn V.BAT

    1.1 - Biểu hiện : Khi lắp pin vào máy, pin nóng ran và tự hết điện sau vài phút.

    1.2 - Nguyên nhân : Hiện tượng chập nguồn V.BAT là do chập một trong các linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT



     Nguyên nhân của chập nguồn V.BAT là :
            - Chập IC - P.A (IC khuếch đại công suất)
            - Chập IC - UEM ( IC nguồn)
            - Chập IC Vira, Buzer, Led (IC Rung-Chuông-Led)


    1.3 - Đo kiểm tra :
    - Bạn dùng đồng hồ đo dòng, chỉnh đồng hồ khoảng 4V
    - Cấp nguồn cho điện thoại (chú ý đấu đúng cực âm dương, que đỏ vào cực dương, que đen vào cực âm)

    Nếu thấy >>   Kim đồng hồ dòng tăng vọt lên cao rồi ngắt điện => là điện thoại bị chập V.BAT (xem minh hoạ)

                    Điện thoại đang bị chập V.BAT, khi cấp nguồn cho điện thoại => Kim dòng tăng vọt và cắt nguồn

    1.4 - Phương pháp sửa chữa
      Khi máy bị chập V.BAT, bạn chỉ biết là sẽ chập một trong 3 IC
             - PA
             - UEM
             - Vibra-Buz-Led
    Nhưng bạn vẫn chưa biết chính xác là chập IC nào để thay thế, bây giờ bạn hãy xác định đúng IC chập theo phương pháp sau đây.
         - Giảm điện áp của đồng hồ về 0V
         - Cấp dương, âm vào cho điện thoại
         - Tăng dần điện áp cho đến khi kim dòng đạt 0,6 đến 0,8A  , sau khoảng 30 giây đồng hồ bạn hãy sờ tay vào 3 con IC trên (PA, UEM và Rung-chuông)
         => Nếu IC nào hơi nóng (có nhiệt độ > nhiệt độ môi trường)  =>> Là IC đó bị chập
    * Sau khi xác định được IC chập, bạn thay IC là xong.

    Xác định IC chập bằng cách
      - Giảm điện áp về 0V
      - Cấp dương, âm vào chân tiếp xúc Pin cho điện thoại
      - Tăng dần đồng hồ để dòng điện chạy qua IC chập đạt 0,6A
      - Để sau 30 giây, lấy tay sờ vào các IC là IC nguồn, P.A và IC Rung-Chuông
      => Nếu IC nào bị nóng là IC đó chập



     

  2. Bệnh dò nguồn V.BAT

    2.1 - Biểu hiện - Máy rất nhanh hết Pin, mặc dù đã thay Pin tốt.

    "Bạn hãy lưu ý : Một điện thoại tốt - khi đấu Pin vào máy nhưng chưa bấm công tắc thì dòng tiêu thụ sấp sỉ bằng 0 "

    2.2 - Nguyên nhân - Máy bị dò V.BAT là do dò điện từ các IC sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT nhưng chủ yếu là do dò hai IC là IC nguồn và IC công suất P.A

    2.3 - Đo kiểm tra
    - Để xác định được hiện tượng dò V.BAT, ta dùng đồng hồ đo dòng chỉnh ở mức 4V, cấp dương âm cho điện thoại ta thấy rằng, khi chưa bấm công tắc mở nguồn nhưng điện thoại đã tiêu thụ một dòng điện khoảng 20mA đến 40mA
     
       Vừa mới cấp nguồn dương âm cho điện thoại, chưa bấm công tắc nhưng điện thoại đã có
     dòng tiêu thụ khoảng 20 đến 40mA (tuỳ mức độ hỏng) => hiện tượng này là do máy bị dò V.BAT



    2.4 - Phương pháp sửa chữa
    - Để xác định chính xác linh kiện bị dò ở máy dò V.BAT thường phức tạp hơn là trường hợp chập V.BAT, tuy nhiên hiện tượng dò đa số rơi vào hai IC là UEM và P.A, bạn hãy cô lập hai con IC này bằng cách
         - Tháo cuộn dây trên đường cấp nguồn vào P.A, nếu hết dò thì do hỏng P.A
         - Tháo cuộn dây trên đường cấp nguồn vào P.A, nếu vẫn dò điện thì đa số là do hỏng UEM

     
  3. Bệnh mất dòng khởi động.

    - Khi cấp nguồn cho một điện thoại tốt, dòng tiêu thụ ban đầu (khi chưa bấm công tắc) sấp sỉ bằng 0 mA
    - Khi ta bấm công tắc, máy sẽ tiêu thụ một dòng điện nhỏ khoảng 10 đến 20mA ta gọi đó là dòng khởi động


                                   Một điện thoại bình thường thì khi bấm công tắc phải có dòng khởi động như trên
                                   bạn để ý kim dòng nhích lên một  chút khoảng 10 đến 20mA khi ta bấm công tắc


    => Vậy điện thoại bị mất dòng khởi động - Nghĩa là khi ta bấm công tắc nhưng dòng tiêu thụ vẫn bằng 0 mA

    3.1 - Biểu hiện - Máy bật không lên nguồn, kiểm tra thấy mất dòng khởi động.

    *  Nếu bấm công tắc mà máy không tiêu thụ dòng thì đó là máy bị mất dòng khởi động


          Máy bị mất dòng khởi động nên khi cấp nguồn và bật công tắc nhưng dòng tiêu thụ của máy vẫn bằng 0

    3.2 - Nguyên nhân Máy bị mất dòng khởi động
        Máy bị mất dòng khởi động (đồng nghĩa với mất điện áp khởi động) thường do những nguyên nhân sau :
                - Hỏng công tắc tắt mở nguồn
                - Hỏng IC nguồn

    3.3 - Kiểm tra và sửa chữa
        - Bạn hãy kiểm tra công tắc xem có tiếp xúc tốt không, chân có bị bong mối hàn không ?
        - Đóng lại chân IC nguồn, nếu không được thì bạn phải thay IC nguồn.



     
 

 

 

     hocnghetructuyen.vn

Bài 3 - Phân tích khối nguồn máy Nokia 6610

   Phân tích khối nguồn máy NOKIA 6610 (dòng DCT4)

      Download sơ đồ NOKIA 6610

Sơ đồ khối nguồn máy NOKIA 6610 (dòng DCT4)

  1. Phân tích sơ đồ mạch
    Khối nguồn của NOKIA 6610 có 3 cấp điện áp là V.BAT, áp khởi động (VKĐ) và áp thứ cấp. IC nguồn quản lý các điện áp khởi động và áp thứ cấp.

    1.1 - Điện áp V.BAT (nguồn PIN)
       +  Điện áp V.BAT chỉ cấp trực tiếp vào 4 IC  là:
          - UEM - IC nguồn
          - P.A - IC khuếch đại công suất phát
          - Led_Drive - Mạch điều khiển chiếu sáng màn hình, bàn phím
          - IC Audio Amply

    1.2 - Điện áp khởi động
       + Là điện áp xuất hiện khi ta bấm công tắc mở nguồn, bao gồm:
          - VR3 (áp khởi động 1) cấp cho bộ dao động OSC và mạch chia tần trong IC RF
          - VCORE (áp khởi động 2) là nguồn chính cấp cho CPU
          - VIO (áp khởi động) là nguồn chính cấp cho Memory đồng thời cấp cho CPU và màn hình

    1.3 - Điện áp thứ cấp
       + Là các điện áp xuất hiện khi có lênh điều khiển của CPU, bao gồm
         - VR1 - cấp cho IC RF
         - VR2 - cấp cho IC RF
         - VR4 - cấp cho IC RF
         - VR5 - cấp cho IC RF
         - VR6 - cấp cho IC RF
         - VR7 - cấp cho bộ dao động OSC
         - VANA - cấp cho mạch xử lý Audio tích hợp trong IC nguồn
         - VFLASH1 - cấp cho màn hình LCD
         - VFLASH2 - cấp cho mạch FM Radio

     
  2. Nhận biết IC trên vỉ máy

                                                    IC nguồn có nhiều tụ lọc ở bên cạnh

     
  3. Các mạch tích hợp trong IC nguồn
    Trên IC nguồn các máy Nokia dòng DCT4, WD2 và BB5 thường tích hợp các mạch khác như:
         - Mạch Audio (xử lý mã âm tần)
         - Mạch Vibra (điều khiển mô tơ rung)
         - Mạch Buzzer (điều khiển chuông)
         - Mạch Charging (điều khiển xạc)
    Vì vậy khi hỏng một trong các chức năng trên, bạn cũng phải thay IC nguồn.

                          

                             Mạch xạc, mạch rung, chuông tích hợp trong IC nguồn

     
  4. Nguyên lý hoạt động của khối nguồn Nokia dòng DCT4


                                           Sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của khối nguồn

    Nguyên lý hoạt động mở nguồn:
      Khi ta bấm công tắc >> IC nguồn cho ra 3 điện áp khởi động :
         - VR3 cấp cho bộ dao động OSC
         - VCORE cấp cho CPU
         - VIO cấp cho IC nhớ (Flash + SRAM) và CPU

       Sau khi có nguồn cấp, bộ dao động OSC tạo ra 26MHz đưa qua IC RF chia tần lấy ra 13MHz (xung Clock) cấp cho CPU

      Sau khi có xung Clock, UEM đưa ra tín hiệu Reset để khởi động CPU => CPU hoạt động => CPU truy cập vào bộ nhớ (Flash & SRAM) để nạp phần mềm điều khiển.

      Nạp được phần mềm => CPU sẽ thực thi các lệnh của phần mềm rồi đưa ra các lệnh điều khiển.
        - Lệnh đầu tiên là "Lệnh duy trì nguồn" quay về IC nguồn để duy trì các điện áp khởi động, thay thế cho lệnh bấm
           từ công tắc.
        - Tiếp theo CPU sẽ điều khiển UEM cho ra các điện áp thứ cấp để cấp cho khối thu phát, bộ dao động VCO,
           mạch FM, và màn hình LCD.
     
  5. Phân tích nguyên nhân bệnh " Máy không mở được nguồn "



    Có tới 40% hư hỏng của điện thoại thuộc về bệnh "Mất nguồn" hay  "Bật công tắc, máy không lên nguồn"
    Như lược đồ trên bạn thấy có đến 6 nguyên nhân gây ra bệnh này, trong đó 5 nguyên nhân là do lỗi phần cứng và một nguyên nhân là do lỗi phần mềm.



     

   Câu hỏi và trả lời.

  1. Câu 1 - Khối nguồn Nokia dòng DCT4 thường có những bệnh gì ?

    Trả lời :

    Khối nguồn Nokia dòng DCT4 thường có những bệnh sau đây
    1 - Chập nguồn V.BAT
    2 - Dò nguồn V.BAT
    3 - Mất điện áp khởi động

       Biểu hiện của bệnh Chập nguồn V.BAT là ta cho Pin vào máy, Pin nóng ran sau vài phút thì hết điện, và tất nhiên máy sẽ không mở được nguồn.

       Biểu hiện của bệnh Dò nguồn V.BAT là máy sử dụng rất nhanh hết Pin, mặc dù đã thay Pin tốt.

       Biểu hiện của bệnh Mất áp khởi động là máy bật không lên nguồn, dùng đồng hồ dòng cấp nguồn cho điện thoại và bấm công tắc không thấy có dòng tiêu thụ.

     
  2. Câu 2 - Cho biết cách kiểm tra máy bị chập nguồn V.BAT và cách khắc phục

    Trả lời :

       Để kiểm tra bệnh chập V.BAT, bạn hãy  sử dụng đồng hồ đo dòng, chỉnh ở mức 4,2V, cấp đúng dương âm cho điện thoại
      Nếu : Bạn vừa cấp nguồn cho điện thoại mà kim dòng đã tăng vọt và đồng hồ ngắt điện là biểu hiện điện thoại đang bị chập V.BAT (tức là chập nguồn Pin)



                   Máy Nokia 6610 bị chập nguồn V.BAT, khi mới cấp nguồn đã có dòng tăng vọt và ngắt đồng hồ

    Nguyên nhân và hướng sửa chữa bệnh chập V.BAT:

       Nguyên nhân chập nguồn V.BAT là một trong số các IC sau:
       - Chập IC khuếch đại công suất (P.A)
       - Chập IC nguồn (UEM)
       - Chập mạch Rung, chuông (tích hợp trong IC nguồn)
       - Chập IC Led_Drive
       - IC khuếch đại âm thanh ra loa (Audio Amply)



        4 linh kiện ăn trực tiếp nguồn V.BAT, khi chập một trong 4 linh kiện này sẽ gây chập V.BAT



          
                                      Vị trí các linh kiện trên vỉ máy

    Phương pháp sửa chữa bệnh chập V.BAT:
     - Bạn cần xác định chính xác linh kiện nào trong số 4 linh kiện trên bị chập, bởi vì 4 linh kiên trên trong mạch chúng được đấu song song, vì vậy khi chập một linh kiện thì gây ra chập V.BAT
    *   Trước hết bạn hãy cô lập IC khuếch đại công suất ra khỏi mạch bằng cách - Tìm cuộn dây lọc nguồn V.BAT trước khi cấp cho IC P.A, trên sơ đồ nguyên lý cuộn dây là L703


        Dựa vào sơ đồ nguyên lý để xác định được cuộn dây lọc nguồn V.BAT cho IC công suất




                      Dựa vào sơ đồ vị trí mà xác định được vị trí cuộn dây trên vỉ máy

    => Sau khi đã xác định được cuộn dây L703, bạn chỉ cần  tháo cuộn dây này ra khỏi vỉ máy là bạn cô lập được IC công suất P.A ra khỏi đường V.BAT.
      - Sau khi tháo cuộn dây cấp nguồn vào P.A ra mà đường V.BAT hết chập thì nghĩa là IC P.A bị chập, bạn hãy thay IC P.A là được.

    *   Nếu đã tháo cuộn dây L703 nhưng vẫn còn chập V.BAT thì bạn hãy tháo IC Led Drive ra khỏi mạch in


                   Tháo IC Led_Drive ra khỏi mạch in để xác định xem IC có chập không

    Nếu sau khi tháo IC Led_Drive ra khỏi mạch in mà V.BAT hết chập thì do IC này chập, bạn thay IC khác là được, nếu V.BAT vẫn chập là do chập 2 IC còn lại là IC nguồn hoặc IC Audio Amply

    - Bạn tháo IC nguồn ra ngoài trước, vì IC nguồn có tỷ lệ hỏng nhiều hơn IC Audio Amply

    Lưu ý:
    - Bạn có thể dùng phương pháp cho dòng chập chạy qua máy để cho linh kiện bị chập nóng lên => từ đó bạn sẽ tìm ra linh kiện chập (xem lại bài trước)

     
  3. Câu 3 - Cho biết cách kiểm tra máy bị dò nguồn V.BAT và cách khắc phục.

    Trả lời :

      - Để kiểm tra bệnh dò V.BAT, bạn hãy  sử dụng đồng hồ đo dòng, chỉnh ở mức 4,2V, cấp đúng dương âm cho điện thoại
      - Khi bạn cấp nguồn cho điện thoại nhưng chưa bấm công tắc mà kim dòng đã lên khoảng 20 - 40mA  là biểu hiện của máy đang bị dò V.BAT



                                              Kiểm tra thấy máy bị dò V.BAT

    Nguyên nhân và hướng sửa chữa bệnh dò V.BAT:
       
       Bệnh này có nguyên nhân và phương pháp sửa chữa tương tự bệnh chập V.BAT

     
  4. Câu 4 - Bệnh mất khởi động là gì, cho biết nguyên nhân của nó.

    Trả lời :

     - Bệnh mất khởi động là khi ta bấm công tắc, IC nguồn không cho ra điện áp khởi động vì vậy máy không tiêu thụ dòng hay không có dòng khởi động.
    - Biểu hiện : Khi dùng đồng hồ dòng để kiểm tra thấy dòng của máy vẫn bằng 0 khi ta bấm công tắc mở nguồn.



                              Máy bị mất khởi động nên khi bấm công tắc, dòng tiêu thụ vẫn bằng 0


    * Bạn hãy so sánh với một máy bình thường như sau:


       Một máy bình thường khi bấm công tắc, máy có dòng khởi động khoảng 10 đến 20mA, do máy không hoạt động nên dòng điện này không duy trì (có dòng khởi động nghĩa là UEM có cho ra áp khởi động)

    Nguyên nhân của hiện tượng mất khởi động

    - Khi bấm công tắc, nếu IC nguồn (UEM) cho ra 3 điện áp khởi động thì máy sẽ tiêu thụ một dòng điện nhỏ gọi là dòng khởi động


    - Nếu máy không có dòng khởi động nghĩa là khi bạn bấm công tắc UEM không cho ra các điện áp khởi động vì vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do :
         - Mất nguồn V.BAT
         - Hỏng công tắc ON/OFF
         - Hỏng IC nguồn UEM

    Phương pháp sửa chữa bệnh mất khởi động:


       - Kiểm tra tiếp xúc Pin
       - Kiểm tra công tắc, chú ý chân công tắc rất dễ bị bong mối hàn.
       - Đóng lại chân IC nguồn, nếu không được thì thay IC nguồn mới
    (Nếu thay IC nguồn, bạn phải đồng bộ lại IC nguồn - Đồng bộ IC nguồn là gì chúng tôi sẽ đề cập ở giáo trình Phần mềm)
     

 

 

 

 

     hocnghetructuyen.vn

Bài 5 - Phân tích khối nguồn máy Nokia N73

 Phân tích khối nguồn máy NOKIA N73 (dòng BB5)

      Download sơ đồ NOKIA N73

Sơ đồ khối nguồn máy NOKIA N73 (dòng BB5)

  1. Phân tích sơ đồ mạch
    Khối nguồn của NOKIA N73 có 2 IC quản lý nguồn
    - IC nguồn thứ nhất (UEM-1) là IC chính quản lý hầu hết các mức nguồn khởi động và nguồn thứ cấp đồng thời tích hợp các mạch Audio, mạch Rung-Chuông.
    - IC nguồn thứ hai (UEM-2) quản lý điện áp VCORE và một số áp thứ cấp đồng thời tích hợp mạch xạc

    1.1 - Điện áp V.BAT (nguồn PIN)
       +  Điện áp V.BAT cấp trực tiếp cho các IC  là:
          - UEM-1 - IC nguồn số 1
          - UEM-2 - IC nguồn số 2
          - IC điều khiển nguồn VCOREA
          - IC điều khiển nguồn VIO
          - P.A - IC khuếch đại công suất phát  cho hệ GSM và CDMA
          - Led_Drive - Mạch điều khiển chiếu sáng màn hình
          - IC Audio Amply
          - IC Bluetooth
          - IC điều khiển đèn chớp cho Camera




    1.2 - Điện áp khởi động
       + Là điện áp xuất hiện khi ta bấm công tắc mở nguồn, bao gồm:
          - VR1 (áp khởi động 1) cấp cho bộ dao động OSC và mạch chia tần trong IC RF
          - VCOREA (áp khởi động 2) là nguồn chính cấp cho PDA-CPU. 
          - VCORE (áp khởi động 2) là nguồn chính cấp cho CPU
          - VIO (áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory đồng thời cấp cho CPU và màn hình
          Lưu ý - ở dòng máy BB5 có hai điện áp VCOREVCOREA cấp cho hai IC CPU khác nhau, áp VCOREA và VIO
          không đi ra từ IC nguồn mà do hai IC nhỏ điều khiển, IC nguồn chỉ đưa ra lệnh En để điều khiển hai IC này

    1.3 - Điện áp thứ cấp
       + Là các điện áp xuất hiện khi có lênh điều khiển của CPU, bao gồm
         - VR1 - cấp cho IC RF
         - VREF - cấp cho IC RF
         - VRCP - cấp cho IC RF
         - VANA - cấp cho mạch xử lý Audio tích hợp trong IC nguồn

     
  2. Các mạch tích hợp trong IC nguồn
    Trên IC nguồn các máy Nokia dòng DCT4, WD2 và BB5 thường tích hợp các mạch khác như:
         - Mạch Audio (xử lý mã âm tần của khối thu phát)
         - Mạch Vibra (điều khiển mô tơ rung)
         - Mạch Buzzer (điều khiển chuông)
         - Mạch Charging (điều khiển xạc)
    Vì vậy khi hỏng một trong các chức năng trên, bạn cũng phải thay IC nguồn.

                          

                             Mạch Audio và mạch rung chuông tích hợp trong IC nguồn số 1 (UEM-1)
                              Mạch xạc tích hợp trong IC nguồn số 2 (UEM-2)


     
  3. Nguyên lý hoạt động của khối nguồn Nokia dòng BB5


                                           Sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của khối nguồn Nokia dòng BB5

    Nguyên lý hoạt động mở nguồn:
      Khi ta bấm công tắc >> IC nguồn thứ nhất cho ra điện áp khởi động.
         - VR1 cấp cho bộ dao động OSC
         - Lệnh En điều khiển IC-N6508 cho ra điện áp VIO cấp cho IC nhớ (Flash + SRAM) và CPU
         - Và cho ra lệnh En điều khiển IC-N6515 mở ra điện áp VCOREA cấp cho CPU_PDA
    IC nguồn thứ 2 cho ra điện áp VCORE cấp cho CPU xử lý thu phát
         - Sau khi có nguồn cấp, bộ dao động OSC tạo ra 38,4MHz đưa qua IC RF  rồi lấy ra xung CLK (xung RF_CLK) cấp cho hai IC vi xử lý là CPU_PDA và CPU
        - Hai vi xử lý hoạt động và truy cập bộ nhớ Memory để nạp phần mềm điều khiển
        - Nạp được phần mềm, vi xử lý sẽ cho lệnh duy trì nguồn khởi động quay về IC nguồn thứ nhất
        - Tiếp theo CPU sẽ điều khiển UEM cho ra các điện áp thứ cấp để cấp cho khối thu phát, bộ dao động VCO.
    Lưu ý:
    - Dòng máy BB5 có hai loại, một loại chỉ có một CPU còn một loại có 2 CPU, loại máy có 2 CPU thuộc dòng máy hỗ trợ công nghệ 3G, tức là máy có hệ sóng WCDMA phát song song với GSM.
    - Cả hai loại máy này đều có 2 IC nguồn.
    Ví dụ máy Nokia 3250 và Nokia N73 đều có 2 IC nguồn nhưng máy Nokia 3250 chỉ có 1 CPU còn Nokia N73 có 2 con CPU (máy N73 hỗ trợ mạng WCDMA và thuộc dòng máy 3G)

     
  4. Phân tích nguyên nhân bệnh " Máy không mở được nguồn "



    Nguyên nhân máy không mở được nguồn là do:
       - Mất một điện áp khởi động như VR1, VCORE (do hỏng hoặc bong chân IC nguồn)
       - Do mất điện áp VCOREA hoặc VIO (do hỏng các IC điều khiển)
       - Mất xung Clock (do hỏng bộ dao động OSC)
       - Do bong chân hoặc hỏng CPU hoặc CPU-PDA
       - Không nạp được phần mềm (do bong chân hoặc hỏng các IC nhớ)
       - Do lỗi phần mềm

     
  5. Các mạch điều khiển nguồn VCOREA và VIO
    - VCOREA là nguồn chính cấp cho CPU-PDA, nguồn này do một IC nhỏ (IC-N6515) điều khiển (xem ảnh)
    - VIO là nguồn chính cấp cho các IC nhớ, nguồn này do một IC nhỏ (IC-N6508) điều khiển


     

   Câu hỏi và trả lời.

  1. Câu 1 - Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa khối nguồn của Nokia dòng WD2 với dòng BB5 ? 

    Trả lời:

    Giống nhau:
    Hai dòng máy giống nhau ở các điện áp khởi động
    VR1 (áp khởi động số 1 cấp cho OSC), dòng WD2 thì áp khởi động số 1 là VR3
    VIO (áp khởi động số 3 cấp cho Memory)
    VCOREA là nguồn chính cấp cho CPU và cả hai dòng máy đều sử dụng một mạch riêng để điều khiển chứ không lấy ra từ IC nguồn
    VCORE là điện áp khởi động của dòng BB5, điện áp này cấp cho CPU trong khi dòng máy WD2 áp này không sử dụng cho CPU

    Các điện áp thứ cấp của dòng WD2 bao gồm: VR1, VR2, VR4, VR5, VR6 cấp cho IC RF, VR7 cấp cho bộ dao động VCO, VANA cấp cho mạch xử lý Audio
    Các điện áp thứ cấp của dòng WD2 bao gồm: VR1, VREF cấp cho IC RF, VAUX cấp cho mạch âm thanh, VANA cấp cho mạch Audio tích hợp trong IC nguồn


     
  2. Câu 2 - Khối nguồn Nokia dòng BB5 thường có những bệnh gì ?

    Trả lời :

    Khối nguồn Nokia dòng BB5 thường có những bệnh sau đây
    1 - Chập nguồn V.BAT
    2 - Dò nguồn V.BAT
    3 - Mất điện áp khởi động

       Biểu hiện của bệnh Chập nguồn V.BAT là ta cho Pin vào máy, Pin nóng ran sau vài phút thì hết điện, và tất nhiên máy sẽ không mở được nguồn.

       Biểu hiện của bệnh Dò nguồn V.BAT là máy sử dụng rất nhanh hết Pin, mặc dù đã thay Pin tố, ngoài ra bệnh dò V.BAT còn sinh hiện tượng máy mới lên nguồn rồi tắt.

       Biểu hiện của bệnh Mất áp khởi động là máy bật không lên nguồn, dùng đồng hồ dòng cấp nguồn cho điện thoại và bấm công tắc không thấy có dòng tiêu thụ.

     
  3. Câu 3 - Cho biết cách kiểm tra máy bị chập nguồn V.BAT và cách khắc phục

    Trả lời :

       Để kiểm tra bệnh chập V.BAT, bạn hãy  sử dụng đồng hồ đo dòng, chỉnh ở mức 4,2V, cấp đúng dương âm cho điện thoại
      Nếu : Bạn vừa cấp nguồn cho điện thoại mà kim dòng đã tăng vọt và đồng hồ ngắt điện là biểu hiện điện thoại đang bị chập V.BAT (tức là chập nguồn Pin)



                   Máy Nokia N73 bị chập nguồn V.BAT, khi mới cấp nguồn đã có dòng tăng vọt và ngắt đồng hồ

    Nguyên nhân và hướng sửa chữa bệnh chập V.BAT:

       Nguyên nhân chập nguồn V.BAT là một trong số các IC sau:
       - Chập IC khuếch đại công suất (P.A- GSM)  *
       - Chập IC khuếch đại công suất (P.A- CDMA)  *
       - Chập IC nguồn (UEM-1)
       - Chập IC nguồn (UEM-2)
       - Chập IC Led_Drive
       - IC khuếch đại âm thanh ra loa (Audio Amply)
       - IC N6515 điều khiển nguồn VCOREA cấp cho CPU
       - IC N6508 điều khiển nguồn VIO cấp cho CPU  và Memory
    Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do chập P.A chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 70%, các nguyên nhân còn lại chiếm 30%



      Các linh kiện trên sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT có thể gây bệnh chập hoặc dò V.BAT


    Phương pháp sửa chữa bệnh chập V.BAT:
        - Ban đầu bạn chỉnh đồng hồ dòng về 0V, cấp nguồn cho điện thoại đúng âm dương
        - Tăng từ từ đồng hồ cho đến khi dòng đi qua máy đạt 0,6 đến 0,8A để sau khoảng 30 giây
        - Lấy tay chạm vào các IC ăn điện trực tiếp từ V.BAT
        > Nếu IC nào đó hơi nóng lên thì IC đó bị chập


     
  4. Phương pháp kiểm tra máy bị dò V.BAT
    Biểu hiện máy bị dò VBAT là:
      - Vừa mới cấp nguồn cho điện thoại, chưa bấm công tắc mở nguồn nhưng điện thoại đã tiêu thụ một dòng điện khoảng 20 đến 40mA như hình dưới.

       Minh hoạ kiểm tra thấy máy Nokia N73 bị dò VBAT, vừa mới cấp nguồn chưa bấm công tắc nhưng máy đã ăn dòng

    Nguyên nhân dò V.BAT
     - Nguyên nhân của hiện tượng dò V.BAT là do dò một trong số các linh kiện sau:



              Các linh kiện hay bị dò nhất là các IC điều khiển nguồn VCOREA và VIO sau đó là các IC công suất phát
     

 

 

 

     hocnghetructuyen.vn

Bài 6 - Phân tích khối nguồn máy Samsung E700

   Phân tích khối nguồn máy Samsung E700

      Download sơ đồ Samsung E700

Sơ đồ khối nguồn máy Samsung E700

  1. Phân tích sơ đồ mạch
    Khối nguồn của Samsung E700 do một IC nguồn quản lý các điện áp khởi động và áp thứ cấp, khối nguồn có 3 loại điện áp

    1.1 - Điện áp V.BAT (nguồn PIN)
       +  Điện áp V.BAT cấp trực tiếp cho các IC  là:
          - UEM (Power IC) - IC nguồn
          - P.A - IC khuếch đại công suất phát
          - Led_Drive - Mạch điều khiển chiếu sáng màn hình
          - IC điều khiển thu phát hồng ngoại



          Các linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT

    1.2 - Điện áp khởi động
       + Là điện áp xuất hiện khi ta bấm công tắc mở nguồn, bao gồm:
          - VCC_REF (áp khởi động 1) cấp cho bộ dao động OSC
          - VDD1 (áp khởi động 2) cấp cho CPU
          - VDD2 (áp khởi động 3) là nguồn  cấp cho CPU. 
          - VDD3 (áp khởi động 4) là nguồn  cấp cho CPU và các IC nhớ
        
    1.3 - Điện áp thứ cấp
       + Là các điện áp xuất hiện khi có lênh điều khiển của CPU, bao gồm
         - VCC_RX_TX - cấp cho IC RF (là điện áp khởi động)
         - VCC_SYN - cấp cho IC RF
         - VCC_IF - cấp cho IC RF
         - VCC_CP - cấp cho IC RF
         - VCC_RF_VCO - cấp cho bộ dao động VCO
         - AVDD (áp thứ cấp) là điện áp cấp cho mạch Audio tích hợp trong IC CPU
     
  2. Các mạch tích hợp trong IC nguồn
    IC nguồn trên các máy Samsung không tích hợp các mạch khác mà chỉ tập trung các mạch để quản lý điện áp khởi động cấp cho khối vi xử lý và áp thứ cấp cấp cho khối thu phát
     
  3. Nguyên lý hoạt động của khối nguồn Samsung E700


                                           Sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của khối nguồn Samsung E700

    Nguyên lý hoạt động mở nguồn:
      Khi ta bấm công tắc >> Chân PWRON chập Mass > IC nguồn cho ra các điện áp khởi động
      - VCC_RX_TX giảm áp qua IC ổn áp lấy ra điện áp VCC_REF cấp cho bộ dao động OSC, bộ dao động OSC của các máy Samsung tạo ra 13MHz đưa thẳng đến CPU
     - VDD1 - cấp nguồn cho CPU
     - VDD2 - cấp nguồn cho CPU
     - VDD3 - cấp nguồn cho CPU và Memory
    Khi CPU có đủ các điều kiện, CPU sẽ hoạt động và truy cập vào các IC nhớ để nạp phần mềm điều khiển, nạp được phần mềm nó sẽ thực thi phần mềm rồi cho ra các lệnh điều khiển, đầu tiên là "lệnh duy trì" các điện áp khởi động để thay thế cho lệnh bấm từ công tắc, sau đó CPU tiếp tục điều khiển IC nguồn mở ra các điện áp thứ cấp, cấp cho khối thu phát và các mạch khác

     
  4. Phân tích nguyên nhân bệnh " Máy không mở được nguồn "



    Nguyên nhân máy không mở được nguồn là do:
       - Mất một điện áp khởi động như VDD1, VDD2 hoặc VDD3
       - Mất xung Clock (do hỏng bộ dao động OSC) hoặc do mất điện áp VCC_REF cấp cho bộ dao động OSC
       - Do bong chân hoặc hỏng CPU
       - Không nạp được phần mềm (do bong chân hoặc hỏng các IC nhớ)
       - Do lỗi phần mềm
     

   Câu hỏi và trả lời.

  1. Câu 1 - Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa khối nguồn của máy Samsung và nguồn Nokia ? 

    Trả lời:

    Giống nhau:
    - Về nguyên lý hoạt động mở nguồn thì nguồn của Nokia và nguồn của Samsung giống nhau, hai loại máy đều có 3 loại điện áp là V.BAT, áp khởi động và áp thứ cấp.
    - Các điện áp khởi động giống nhau về tính chất, tức là đều xuất hiện khi ta bấm công tắc mở nguồn và đều cấp cho khôí điều khiển

    Khác nhau
    - Tên các điện áp khác nhau
    - IC nguồn các máy Nokia thường tích hợp mạch Audio, mạch rung chuông và mạch xạc trong khi đó IC nguồn của Samsung không tích hợp các mạch khác mà chỉ đơn thuần điều khiển nguồn khởi động và nguồn thứ cấp.

     
  2. Câu 2 - Khối nguồn các máy Samsung thường có những bệnh gì ?

    Trả lời :

    Tương tự như các máy Nokia, khối nguồn của các máy Samsung thường có những bệnh sau đây
    1 - Chập nguồn V.BAT
    2 - Dò nguồn V.BAT
    3 - Mất điện áp khởi động

       Biểu hiện của bệnh Chập nguồn V.BAT là ta cho Pin vào máy, Pin nóng ran sau vài phút thì hết điện, và tất nhiên máy sẽ không mở được nguồn.

       Biểu hiện của bệnh Dò nguồn V.BAT là máy sử dụng rất nhanh hết Pin, mặc dù đã thay Pin tố, ngoài ra bệnh dò V.BAT còn sinh hiện tượng máy mới lên nguồn rồi tắt.

       Biểu hiện của bệnh Mất áp khởi động là máy bật không lên nguồn, dùng đồng hồ dòng cấp nguồn cho điện thoại và bấm công tắc không thấy có dòng tiêu thụ.

     
  3. Câu 3 - Cho biết cách kiểm tra máy bị chập nguồn V.BAT và cách khắc phục

    Trả lời :

       Để kiểm tra bệnh chập V.BAT, bạn hãy  sử dụng đồng hồ đo dòng, chỉnh ở mức 4,2V, cấp đúng dương âm cho điện thoại
      Nếu : Bạn vừa cấp nguồn cho điện thoại mà kim dòng đã tăng vọt và đồng hồ ngắt điện là biểu hiện điện thoại đang bị chập V.BAT (tức là chập nguồn Pin)



    Máy Samsung E700 bị chập V.BAT, bạn hãy quan sát phép đo ở trên, khi ta vừa mới cấp nguồn cho điện
     thoại ta thấy kim đồng hồ đo dòng (A) tăng vọt và ngắt nguồn, kim báo điện áp giảm nhanh về 0


    Nguyên nhân của bệnh chập V.BAT:

       Nguyên nhân chập nguồn V.BAT là do chập một trong các IC sau:
       - Chập IC khuếch đại công suất P.A
       - Chập IC nguồn UEM
       - Chập IC Led_Drive
       - Chập cổng hồng ngoại
    Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do chập P.A chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 70%, các nguyên nhân còn lại chiếm 30%


      Các linh kiện trên sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT có thể gây bệnh chập hoặc dò V.BAT

    Phương pháp kiểm tra sửa chữa bệnh chập nguồn V.BAT ?

    Khi chập nguồn V.BAT bạn xác định được nguyên nhân gây chập là do các IC xử dụng trực tiếp nguồn V.BAT, nhưng thực tế có từ 3 đến 4 IC sử dụng trực tiếp nguồn V.BAT, vậy để xác định chính xác là do IC nào bạn làm như sau:

    Cách 1 - Cho dòng chập đi qua máy rồi kiểm tra các linh kiện sinh nhiệt, cách làm như sau:
        - Chỉnh đồng hồ dòng về 0V, cấp nguồn cho điện thoại đúng âm dương
        - Tăng từ từ đồng hồ cho đến khi dòng đi qua máy đạt 0,6 đến 0,8A để sau khoảng 30 giây
        - Lấy tay chạm vào các IC - như IC nguồn, IC P.A và IC Led_Drive
        > Nếu IC nào đó hơi nóng lên thì IC đó bị chập


    Cách 2 - Tháo từng IC ra để cô lập
        - Tháo IC Led_Drive ra trước (IC này chỉ có 6 chân và là chân rết nên rất dễ tháo)
        - Tháo P.A ra ngoài (P.A có tỷ lệ chập nhiều nhất)
        - Sau cùng nếu không phải do hai linh kiện trên thì bạn hãy tháo IC nguồn ra.
     
  4. Hãy cho biết phương pháp kiểm tra máy điện thoại Samsung bị dò V.BAT ?

    Trả lời :
    Trước hết bạn cần hiểu được bệnh dò V.BAT là gì, máy có còn lên nguồn không ?
    >> Máy dò V.BAT thông thường vẫn lên nguồn nhưng rất nhanh hết Pin mặc dù bạn đã thay một quả Pin tốt và máy thường đi kèm với các bệnh như: Sóng chập chờn lúc có lúc mất (dò con IC công suất P.A) hoặc máy thỉnh thoảng bị tắt nguồn (dò IC nguồn)

    Để phát hiện một máybị dò V.BAT bạn làm như sau:
       - Chỉnh đồng hồ đo dòng ở 4,2V
       - Cấp đúng âm dương cho điện thoại
       > Nếu một điện thoại bình thường thì dòng tiêu thụ phải bằng 0 khi ta chưa bấm công tắc.
       > Nếu dòng tiêu thụ của điện thoại đã xuất hiện, có từ 20 đến 40mA khi chưa bấm công tắc > là máy bị dò V.BAT

       Minh hoạ kiểm tra thấy máy Samsung E700 bị dò VBAT, vừa mới cấp nguồn chưa
       bấm công tắc nhưng máy đã ăn dòng

    Nguyên nhân dò V.BAT
      - Nguyên nhân dò V.BAT thường do IC khuếch đại công suất P.A và IC nguồn, bạn hãy tháo IC nguồn ra trước để cô lập, nếu không hết dò thì bạn hãy tháo P.A ra rồi kiểm tra lại.
     
  5. Bệnh mất khởi động là gì, cho biết cách kiểm tra sửa chữa.

    Trả lời:

    + Mất khởi động là khi bạn bấm công tắc nhưng máy không tiêu thụ dòng, khi đó IC nguồn không cho ra các điện áp khởi động
    + Để kiểm tra máy có dòng khởi động hay không bạn thực hiện như sau:
          - Chỉnh đồng hồ đo dòng ở khoảng 4,2V
          - Cấp đúng dương âm cho điện thoại
          - Bấm công tắc mở nguồn và quan sát đồng hồ Ampe (A)
          => Nếu kim không nhúc nhích >> suy ra là máy mất khởi động (không có dòng khởi động), máy không khởi
               động là do IC nguồn không cho ra các điện áp khởi động


                Cấp nguồn và bấm công tắc nhưng máy không có dòng khởi động


    * Bạn hãy so sánh với một máy có khởi động như sau:


                     Máy có khởi động, khi ta bấm công tắc, máy có dòng tiêu thụ khoảng 10 đến 20mA, tuy nhiên
                    máy không lên nguồn vì vậy dòng khởi động này không duy trì và trở về 0


    Nguyên nhân máy bị mất khởi động là gì ?

      Bệnh mất khởi động do những nguyên nhân sau:
         - Chân Pin không tiếp xúc
         - Công tắc mở nguồn (ON-OFF) bị hỏng, không tiếp xúc
         - Bong chân IC nguồn
         - Hỏng IC nguồn

                
       Bệnh mất khởi động là khi bấm công tắc, IC nguồn không cho ra các điện áp khởi động,
                 vì vậy máy không có dòng khởi động

    Kiểm tra:
       - Kiểm tra xem chân Pin có tiếp xúc tốt không
       - Vệ sinh phím mở nguồn bằng cách lấy mũi kim trích một lỗ nhỏ rồi bơm dầu RP7 vào trong để vệ sinh
       - Nếu hai thao tác trên không đạt kết quả thì bạn đóng lại chân IC nguồn
       - Nếu vẫn không được thì bạn thay IC nguồn mới.


                 Các vị trí sửa chữa bệnh mất điện áp khởi động (mất dòng khởi động)

     
  6. Một máy điện thoại hoạt động bình thường chúng có dòng tiêu thụ như thế nào ?

      Nếu như bạn không nhìn thấy dòng tiêu thụ của một máy bình thường bao giờ thì bạn cũng không thể biết một máy hỏng nó có dòng tiêu thụ như thế nào.
       Để giúp bạn tiện so sánh giữa máy hỏng và máy tốt, bạn hãy quan sát dòng tiêu thụ cua một máy điện thoại đang hoạt động bình thường như sau:
          - Cấp nguồn cho điện thoại
          - Bấm và giữ phím mở nguồn
          - Khi mới bấm công tắc, máy có dòng khởi động khoảng 10 đến 20mA
          - Sau khoảng 2 đến 3 giây (tuỳ máy)  > Máy lên màn sáng là lúc dòng tiêu thụ tăng lên khoảng 50 đến 100mA
          - Sau đó hình ảnh xuất hiện và máy thực hiện dò mạng, khi máy dò mạng là lúc IC công suất phát hoạt động vì
             vậy ta nhìn thấy kim dòng hơi dao động ở vị trí khoảng 150 đến 200mA
          - Cuối cùng máy tắt ánh sáng màn hình rồi trở về chế độ chờ, lúc này nó ăn dòng rất nhỏ khoảng 10 đến 15mA


                                 Dòng tiêu thụ của một máy điện thoại hoạt động bình thường

 

 

Gọi điện