Nguồn DC- Điện từ trường - Nguồn AC
BẠN ĐANG HỌC TRÊN TRANG WEB HTTP://HOCNGHETRUCTUYEN.VN
CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO BÁCH KHOA
- ĐỊA CHỈ DUY NHẤT : 78 PHỐ VỌNG - HÀ NỘI
DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU (DC)
I ) Khái niệm cơ bản về dòng điện
1. Cấu trúc nguyên tử. 2 . Bản chất dòng điện và chiều của dòng điện . 3. Tác dụng của dòng điện.
Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh
để làm lệch hướng của nam châm, khi đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi
hướng, làm nam châm lệch theo hướng ngược lại. Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng
về cơ năng , tác dụng về từ trường và tác dụng về hoá năng. II) Dòng điện và điện áp một chiều. 1. Cường độ dòng điện. Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số như sau.
2. Điện áp.
Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn. Khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy, nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó, dòng điện sẽ chảy từ điện áp cao sang điện áp thấp, nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0. III) Các định luật cơ bản. 1. Định luật ôm. Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch, và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó . Công thức. I = U (trên)/ R
2. Định luật ôm cho đoạn mạch.
Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở .
3. Điện năng và công xuất. Công thức tính điện năng là. W = U (nhân với) I (nhân với) t.
- Công xuất . P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I . Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2 .
|
BẠN ĐANG HỌC TRÊN TRANG WEB HTTP://HOCNGHETRUCTUYEN.VN
CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO BÁCH KHOA
- ĐỊA CHỈ DUY NHẤT : 78 PHỐ VỌNG - HÀ NỘI
ĐIỆN TỪ TRƯỜNG.
1. Khái niệm về từ
trường. - Nam châm và từ tính . Trong tự nhiên có một số chất có thể hút được sắt gọi là nam châm tự nhiên. Trong công nghiệp người ta luyện thép hoặc hợp chất thép để tạo thành nam châm nhân tạo. Nam châm luôn luôn có hai cực là cực bắc North (N) và cực nam South (S), nếu chặt thanh nam châm ra làm 2 thì ta lại được hai nam châm mới cũng có hai cực N và S, đó là nam châm có tính chất không phân chia. Nam châm thường được ứng dụng để sản xuất loa điện động, micro hoặc mô tơ DC. - Từ trường.
- Cường độ từ trường.
- Độ từ cảm. B = µ (nhân với) H Trong đó B : là độ từ cảm. - Từ thông.
- Ứng dụng của Nam châm vĩnh
cửu.
2. Từ trường của dòng điện đi qua dây dẫn thẳng. Thí nghiệm trên cho thấy, khi công tắc
bên ngoài đóng, dòng điện đi qua bóng đèn làm bóng đèn sáng, đồng thời dòng điện
đi qua dây dẫn sinh ra từ trường làm lệch hướng kim nam châm
. 3. Từ trường của dòng điện đi qua cuộn dây.
Rơ le điện từ . Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây, lõi cuộn dây trở thành một nam châm điện để hút thanh sắt, và công tắc được đóng lại. Tác dụng của rơ le là dùng một dòng điện nhỏ để điều khiển đóng mạch cho dòng điện lớn gấp nhiều lần. 4. Lực điện từ.
Nguyên lý hoạt động của Loa, ( Speaker ) . Cuộn dây được gắn với màng loa và đặt trong từ trường mạnh giữa 2 cực của nam châm, cực S là lõi, cực N là phần xung quanh, khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây, dưới tác dụng của lực điện từ cuộn dây sẽ chuyển động, tốc động chuyển động của cuộn dây phụ thuộc vào tần số của dòng điện xoay chiều, cuộn dây chuyển động được gắng vào màng loa làm màng loa chuyển động theo, nếu chuyển động ở tần số trên 20 Hz chúng sẽ tạo ra sóng âm tần trong dải tần số tai người nghe được. 5. Cảm ứng điện từ .
|
BẠN ĐANG HỌC TRÊN TRANG WEB HTTP://HOCNGHETRUCTUYEN.VN
CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO BÁCH KHOA
- ĐỊA CHỈ DUY NHẤT : 78 PHỐ VỌNG - HÀ NỘI
DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU (AC)
I. Khái niệm về dòng điện xoay
chiều. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Ở trên là các dòng điện xoay chiều hình sin, xung vuông và xung nhọn. Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều.
F = 1 /T. Pha của dòng điện xoay chiều.
Hai dòng điện xoay chiều cùng pha . - Hai dòng điện xoay chiều lệch pha. Là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm lệch nhau .
Hai dòng điện xoay chiều lệch pha . - Hai dòng điện xoay chiều ngược pha. Là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại.
Hai dòng điện xoay chiều ngược pha . Biên độ của dòng điện xoay chiều
. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên rắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử. Ví dụ, nguồn 220V AC mà ta đang sử dụng chính là chỉ giá trị hiệu dụng, thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220V AC khoảng 220V nhân với căn bậc 2 = khoảng 300V . Công xuất của dòng điện xoay chiều
. P = U.I.cosα .
- Nếu dòng xoay chiều đi qua cuộn dây hoặc tụ điện thì độ lệch pha giữa U và I là +90 độ hoặc - (trừ)90độ, khi đó cosα = 0 và P = 0. ( công xuất của dòng điện xoay chiều khi đi qua tụ điện hoặc cuộn dây là = 0 ).
II. Dòng điện xoay chiều đi qua R, C, L. 1. Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở . I = U / R hay R = U/I Công thức định luật ohm. P = U.I Công thức tính công xuất. 2 . Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện . Dòng xoay chiều có dòng điện sớm - Dòng xoay chiều đi qua tụ sẽ bị tụ cản lại với một trở kháng gọi là Zc, và Zc được tính bởi công thức . Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C ) .
Công thức trên cho thấy dung kháng của tụ điện tỷ lệ nghịch với tần số dòng xoay chiều. (Nghĩa là tần số càng cao càng đi qua tụ dễ dàng), và tỷ lệ nghịch với điện dung của tụ. ( Nghĩa là tụ có điện dung càng lớn thì dòng xoay chiều đi qua càng dễ dàng). - Dòng một chiều là dòng có tần số F = 0, do đó Zc = ∞ vì vậy dòng một chiều không đi qua được tụ. 3. Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây. ZL = 2 x 3,14 x F x L.
- Từ công thức trên ta thấy, cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ thuận với tần số và hệ số tự cảm của cuộn dây, tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó khăn, tính chất này của cuộn dây ngược với tụ điện. - Với dòng một chiều thì ZL của cuộn dây = 0 ohm, dó đó dòng một chiều đi qua cuộn dây chỉ chịu tác dụng của điện trở thuần R mà thôi. ( trở thuần của cuộn dây là điện trở đo được bằng đồng hồ vạn năng,) nếu trở thuần của cuộn dây khá nhỏ thì dòng một chiều qua cuộn dây sẽ bị chập mạch. - Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây thì dòng điện bị chậm pha so với điện áp 90 độ, nghĩa là điện áp tăng nhanh hơn dòng điện khi qua cuộn dây . Dòng xoay chiều có dòng điện chậm - Do tính chất lệch pha giữa dòng điện và điện áp khi đi qua tụ điện và cuộn dây, nên ta không áp dụng được định luật Ohm vào mạch điện xoay chiều khi có sự tham gia của L và C được. - Về công xuất thì dòng xoay chiều không sinh công khi chúng đi qua L và C mặc dù có U lớn hơn 0 và I lớn hơn 0. 4. Tổng hợp hai dòng điện xoay chiều trên cùng
một mạch điện . Hai dòng điện cùng pha biên độ sẽ tăng. - Nếu trên cùng một mạch điện, nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều ngược pha thì biên độ điện áp sẽ bằng hiệu hai điện áp thành phần.
Hai dòng điện ngược pha, biên độ giảm .
|